Cách chơi đàn Đàn_tranh

Đa phần các đàn tranh Á Đông đều diễn tấu bằng 2 tay với 1 đàn thì ngày nay các nghệ sĩ dùng liền 2 đàn một lúc, mỗi tay sẽ dùng 1 đàn. Đàn dùng tay trái sẽ làm nhạc đệm, còn tay phải sẽ gảy giai điệu chính tuỳ theo khoảng cách đặt đàn và tư thế đứng hay ngồi khi chơi của nghệ sĩ.

Việt Nam và Trung Quốc

Móng gảy đàn tranh Việt Nam

Phong cách chơi truyền thống sử dụng trước đây thường dùng 2 ngón gẩy, ngày nay phổ biến là 3 ngón, cá biệt sử dụng 4 hoặc 5 ngón. Thang âm đàn tranh gồm:

Do: C3

Re:D3

Fa: F3

Sol: G3

La: A3

Do2: C4

Re2: D4

Fa2:F4

Sol2: G4

La: A4

Do3: C5

Re3: D5

Fa3: F5

Sol3: G5

La3: A5

Do4: C6

Re4: D6

Fa4: F6

Sol4: G6

La 4: A6

Tuy nhiên cách gẩy 3 ngón là cách gẩy thông dụng nhất là ngón cái (số 1), ngón trỏ (số 2) và ngón giữa (số 3). Với những cách gẩy cơ bản: liền bậc, cách bậc, gẩy đi lên và đi xuống liền bậc hay cách bậc. Móng gẩy đàn làm từ đồi mồi hoặc inox. Đối với đàn sắt không dùng móng gẩy mà gẩy đầu bụng ngón tay, sử dụng ngón rung và vê thì phải có móng tay dài.

Tư thế: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón đeo nhẫn tì nhẹ lên cầu đàn. Khi đánh những dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn. Khi đánh những dây cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại (tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài). Ba hay bốn ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón. Riêng ngón tay gảy cổ trang Trung Quốc là gảy kiểu móc dây. Do dây của cổ tranh là dây thép loại dày bọc nhựa dẻo chứ không như đàn tranh Việt Nam với sợi dây thép mảnh.

Thay dây nếu bị đứt

1. Khi dây đàn bị đứt, hãy mở hộp điều âm của đàn (đối với cổ tranh), dùng cờ lê vặn trùng toàn bộ dây đàn cần thay. Sau đó rút hẳn đầu dây ra khỏi đầu kim loại rút dây. Đẩy đầu dây còn lại ra khỏi hộp điều âm rút hẳn dây cũ ra và loại bỏ.

2. Cho dây mới vào, luồn như xâu kim khâu vào lỗ từ dưới hộp điều âm lên rồi kéo lên, luồn lại vào lỗ kim loại chỗ cuộn dây đàn sau đó cuốn vài vòng để cố định. Cuối cùng xếp nhạn mắc vào dây.

Thủ pháp "Thác"

- Kỹ thuật "thác" (tiếng Trung: 托; bính âm: Tuō): dùng ngón cái diễn tấu. Giai đoạn mới học có 2 cách diễn tấu của thủ pháp "thác" gồm "giáp"(tiếng Trung: 夹; bính âm: Jiā) và "đề" (tiếng Trung: 提; bính âm: tí). "Giáp" thông thường ứng dụng vào 2 tình huống: một là người mới học và ổn định thủ hình. Hai là khi diễn tấu nhạc khúc truyền thống (dân ca và nhạc cổ phong Trung Quốc) được vận dụng khá nhiều. "Đề" vận dụng rất nhiều trong các nhạc khúc hiện đại, nhất là nhạc Trung Quốc phong. Thủ pháp "Thác" (ký hiệu là góc vuông). Biểu thị dùng thủ pháp "thác" diễn tấu âm trung Sol (tương đương với dây số 5 của cổ tranh). Dùng ngón áp út và ngón út đặt tự nhiên trên dây đàn. Ngón cái hướng về phía trước cơ thể gảy đàn. Sau khi gảy xong, thuận thế rơi vào dây tiếp theo. Bước đầu, đặt dây lấy âm trung Sol làm ví dụ; tay phải ở trạng thái nửa nắm tay. Cổ tay để nằm ngang và mở cánh tay ra. Đặt ngón tay nhẹ nhàng lên âm trung Sol. Ngón áp út và ngón út tự nhiên chống trên dây đàn ("ghim cọc"). Trong cách diễn tấu truyền thống, ngoài ra ngón tay thả lỏng. Ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út tay phải khép lại trong khi ngón cái và ngược lại ón út thả lỏng tự nhiên. Dùng phần thịt đầu ngón tay đặt trên dây đàn phía bên trái con nhạn. Vị trí đặt dây cách con nhạn khoảng 15 – 20 cm. Lưu ý:

1. Khi tay phải ở trạng thái nửa nắm tay, ngón tay thả lỏng và đốt bàn tay hơi nhô ra, không được sụp lún. Cổ tay để nằm ngang và cánh tay mở ra khoảng 45 độ, thả lỏng thoải mái.

2. Đầu móng giả của ngón cái đặt trên dây đàn cách Tiền nhạc sơn khoảng 3,33 cm (1 tấc).

3. Móng giả xuống dây không được quá sâu. Người mới học không cần đeo ngón áp út với móng giả khi thao tác "ghim cọc".

4. Vị trí đặt dây căn cứ vào độ to nhỏ của dây mà xác định.

5. Khi tay phải diễn tấu, tay trái đặt trên dây đàn bên trái của con nhạn tạo thành thói quen diễn tấu tốt. Khi tay trái đặt dây thì ngón cái và ngón út cấm nhếch lên; cũng không được kẹp chặt ngón tay hoặc nép vào lòng bàn tay. Sau khi nắm được cách thức đặt dây chính xác, người chơi sẽ diễn tấu "giáp" theo thủ pháp "thác": đặt dây trước rồi ngón cái dùng đốt bàn tay kéo theo ngón tay.

- Thác kiểu Đề: là dùng đốt bàn tay kéo đốt thứ nhất (đốt nhỏ) khi diễn tấu. Đặt tay lên dây và tay phải luôn duy trù thủ hình nửa nắm tay, cổ tay đặt nằm ngang còn cánh tay mở ra tự nhiên. Dồn sức từ vai xuống cánh tay đặt ngón cái nhẹ nhàng lên trung âm 5 (Sol), các ngón tay khác buông xuống tự nhiên. Ngón cái dùng đốt nhỏ nhẹ nhàng hướng lòng bàn tay gảy dây. Khi diến tấu, đầu ngón tay phải nhanh chóng phát lực. Hướng diễn tấu của ngón cái hơi nghiêng về phía đầu ngón trỏ, không được chĩa thẳng vào lòng bàn tay. Khi ngón cái diễn tấu thì các đốt ngón tay phải nhô ra, không được móp vào. Khi luyện tập đặt dây cho tay phải, tay trái đặt lên dây tương ứng với dây bên trái và chú ý thủ hình nửa nắm tay.

Kỹ thuật lướt dây

- Là một lối gảy rất phổ biến của đàn tranh và đàn sắt cũng như cổ tranh Trung Quốc, đây là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, thường kỹ thuật này hay ở vào phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc. Ngón cái tay phải dùng thủ pháp "thác" liên tục vài dây với tốc độ nhanh. Có 2 dạng lướt là lướt trước phách (dùng ở đầu câu nhạc, lúc diễn tấu không chiếm giá trị thời gian thuộc về hiệu quả mang tính "trang trí"; có tác dụng tăng thêm màu sắc cho giai điệu) và lướt trùng phách (thường xuất hiện ở phách sau, dùng để bổ khuyết tiết tấu).

- Lướt xuống: theo lối cổ truyền, là cách lướt liền các âm liền bậc, từ một âm cao xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.

- Lướt lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao.

- Lướt kết hợp: kết hợp lướt lên và lướt xuống, kỹ thuật diễn tấu này thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng kỹ thuật lướt liên tiếp với nhiều âm hơn.

- Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác.

Kỹ thuật bàn tay trái

Tư thế: Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum, hai hoặc ba ngón (trỏ, giữa, áp út) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời, dáng bàn tay vươn về phía trước. Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia.

Kỹ thuật rung âm

Ngón rung (rung âm): là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn (bên trái hàng nhạn đàn) mà tay phải vừa gảy. Nó là 1 kỹ thuật tay trái vô cùng quan trọng trong diễn tấu cổ tranh Trung Quốc và đàn tranh Việt Nam. Nó tô điểm vẻ đẹp, trau chuốt và kéo dài cùng nhiều tác dụng khác cho nhạc khúc. Chủng loại của rung âm rất nhiều. Sau khi tay phải gảy gây xong thì tay trái nhấn, thả trên dây đàn tương ứng bên trái con nhạn; khiến cho âm mà tay phải gảy sản sinh hiệu quả rung động dạng sóng có quy luật. Diễn tấu rung âm cần 1 quá trình huấn luyện lâu dài. Lúc đầu mới học, luyện tập với tốc độ chậm trước, nắm được cách phát lực và thả lỏng chính xác. Sau khi thành thục mới tiến hành luyện tập tăng tốc.

+ Nhấn dây tay trái: Tay phải đặt cần bằng trên hộp điều âm, tay trái duy trì thủ hình nửa nắm tay. Nhấn thả dây đàn lên xuống chậm rãi đều đặn. Mỗi 1 nhịp có 2 động tác nhấn & thả, sau mỗi lần nhấn phải ngay lập tức thả ra. Tay trái và phải đặt dây chính xác trên trung âm 5 (Sol). Sau khi tay phải gảy trung âm 5 thì tay trái trên dây đàn tương ứng với bên trái con nhạn. Nhấn, thả dây đàn đều đặn. Khi người chơi mới học rung âm có thể áp dụng phương pháp luyện tập đếm nhịp. Tay phải gảy trung âm 5. Sau mỗi lần nhấn dây phải lập tức thả ra. Sau khi nắm vững diễn tấu chậm, tăng tốc độ nhấn dây thích hợp cho tay trái. Lưu ý:

1. Khi tay trái nhấn dây, vai phải thả lỏng. Sức lực của cánh tay trái nén xuống tự nhiên tập trung vào đầu ngón tay. Sau khi nhanh chóng nhấn dây thì lập tức trở về vị trí cũ.

2. Biên độ nhấn của tay trái bắt buộc phải nhỏ mà đều đặn. Tuyệt đối không được làm biến đổi độ cao của âm gốc. Thứ tự diễn tấu của tay trái & phải là gảy trước rồi rung sau. Tay trái nhấn và thả dây đàn trên dư âm sau khi tay phải gảy đàn. Nghiêm cấm làm cả hai tay cùng 1 lúc.

Ngón nhấn luyến (hoạt âm)

Là thủ pháp sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói. Có hai loại nhấn luyến:

a. Nhấn luyến lên (hoạt âm lên): nghệ nhân gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa. Sau khi tay phải gảy dây, tay trái ở bên trái con nhạn đem âm mà tay phải gảy nhấn "trượt" tới cao âm của dây đàn phía trên. (Lấy trung âm 5 làm ví dụ: đem 5 là nốt Sol nhấn tới cao âm của dây đàn phía trên cũng chính là 6 - nốt La. Hoạt âm lên của 1 - nốt Đồ chính là đem 1 "trượt lên" cao âm của 2. Cứ như vậy suy ra với những dây còn lại). Đặt dây giống rung âm, sau đó tiến hành luyện tập nhấn dây cho tay trái. Lấy trung âm 5 làm ví dụ: tay phải đặt cân bằng trên hộp điều âm, tay trái đặt trên dây đàn bên trái. Đếm 1 thấy bất động nhưng đếm 2 thì tay trái nhấn dây xuống dưới (1 là ngón tay phải gảy trung âm 5 - Sol, 2 là tay trái hoạt âm lên).

Sau khi tay trái hoàn thành hoạt âm, không được thả tay ra cho tới khi dư âm biến mất mới được thả tay. Nắm vững phương pháp gảy trước nhấn sau. Khi tay trái nhấn dây, vai hạ xuống; đem sức lực tập trung vào đầu ngón tay. Tay trái từng bước thực hiện hoạt âm chuẩn xác. Chú ý diễn tấu, khủy tay không được nhấc lên còn cổ tay thì không được sụp xuống.

Cao âm của hoạt âm lên phải chuẩn xác, bởi sức dãn của mỗi dây là khác nhau nên lực dùng để nhấn dây cũng khác nhau. Nhấn dây ở khu âm cao tương đối dễ dàng. Nhấn ở khu âm trung, thấp thì lực độ mạnh hơn chút. Nghe và luyện nhiều mới có thể nắm bắt chính xác cao âm của hoạt âm.

b. Nhấn luyến xuống (hoạt âm xuống): tương phản với hoạt âm lên. Tay trái ở bên trái nhạn, đem trung âm 5 nhấn đến cao âm của dây trên trước là trung âm 6, sau đó tay phải gảy dây. Sau khi gảy dây xong thì mới từ từ thả tay trái ra khiến cho âm từ cao đến thấp thành 1 khối. Đặt tay lên dây, tay trái nhấn trung âm 5 lên cao độ của trung âm 6 phải duy trì ổn định, không được di chuyển. Nắm vững phương pháp diễn tấu " nhấn trước, gảy rồi thả". Đợi sau khi tay phải gảy xong thì tay trái mới từ từ buông ra. Tốc độ vừa phải.

- Nhấn kết hợp (Hồi hoạt âm): Sau khi tay phải gảy dây,tay trái ở bên con nhạn. Đem âm mà tay phải gảy nhấn "trượt" tới cao âm của dây đàn phía trên. Lấy trung âm 5 làm ví dụ chính là đem 5 (nốt Sol) nhấn tới cao âm của dây đàn phía trên nó cũng chính là 6 (nốt La). Phương pháp đặt dây giống rung âm, nhấn dây cho tay trái và lấy trung âm 5 làm ví dụ. Tay phải đặt cân bằng với hộp điều âm (chỉ có ở cổ tranh Trung Quốc), tay trái đặt lên dây đàn bên trái con nhạn. Đếm nhịp 1 thì thấy bất động cho tới khi đếm nhịp 2 thì tay trái nhấn dây xuống dưới. Tay phải gảy trước, tay trái nhấn sau. Đợi sau khi tay phải gảy 1 lần nữa thì từ từ buông tay trái. (Đếm 1, tay phải gảy bằng thủ pháp "thác". Đếm 2, tay trái nhấn dây đến cao âm mong muốn. Đếm 3, tay trái vẫn giữ vững như vậy, tay phải gảy theo thủ pháp "thác" 1 lần nữa. Đếm 4, tay trái từ từ thả ra khiến cho âm trượt từ cao xuống thấp.

- Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc. Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có dao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại, tình cảm sâu lắng.

Thủ pháp "Mạt"

Mạt (tiếng Trung: 抹; bính âm: mǒ) là một kỹ thuật quan trọng trong diễn tấu cổ tranh cũng như đàn sắt. Ngón trỏ hướng về phía lòng bàn tay gảy dây. Tay phải - nửa nắm tay, cổ tay để nằm ngang còn cánh tay mở tự nhiên. Dồn sức từ vai xuống cánh tay. Đem ngón trỏ đặt nhẹ nhàng lên trung âm 5. Các ngón tay còn lại buông xuống tự nhiên. Khi mới học, người chơi có thể dùng ngón út và áp út nhẹ nhàng chống đỡ trên dây đàn để ổn định thủ hình. Khi ngón trỏ có thể độc lập diễn tấu thì không cần dùng hai ngón kia.

Khi ngón trỏ đặt dây, đốt bàn tay hơi nhô ra và không được sụp xuống. Mặt bàn tay, cổ tay đặt nằm ngang không được co lại, cánh tay mở ra tự nhiên. Vị trí đặt dây của ngón trỏ cách Tiền nhạc sơn khoảng 3 cm. (Chú ý móng giả không được đặt sâu quá). Khi luyện tập đặt dây cho tay phải, tay trái đặt lên dây đàn tương ứng bên trái, duy trì thủ hình nửa nắm tay. Ngón trỏ đặt dây, dùng đốt nhỏ của ngón trỏ nhẹ nhàng gảy về phía lòng bàn tay. Dùng mặt chính diện của móng giả ngón trỏ gảy dây, gảy hướng về lòng bàn tay. Không được dùng mặt bên của móng giả để gảy dây, như vậy sẽ sản sinh tạp âm. Đốt bàn tay kéo đốt nhỏ gảy đàn, chú ý đốt nhỏ không được móp vào. Khi ngón trỏ gảy, các ngón tay khác thả lỏng tự nhiên. (Khi mới học, lực gảy đừng mạnh quá, chỉ cần gảy nhẹ nhàng & duy trì thủ hình thả lỏng tự nhiên).

Thủ pháp "Câu"

Câu (tiếng Trung: 勾; bính âm: Gōu) là một thủ pháp diễn tấu cổ tranh bằng ngón tay phải. Ký hiệu của thủ pháp câu được mô tả bằng hình vòng cung. Nó cũng có 2 kiểu diễn tấu tương tự như thủ pháp thác. Bao gồm:

- Câu kiểu đề: Ngón giữa hướng về phía lòng bàn tay gảy dây. Tay phải luôn trong thủ hình nửa nắm tay, cổ tay đặt nằm ngang và cánh tay mở ra tự nhiên. Dồn sức từ vai xuống cánh tay, đặt ngón giữa nhẹ nhàng lên trung âm Sol (5) còn những ngón khác buông xuống tự nhiên.

Thủ pháp nhóm nhỏ

Là sự kết hợp giữa thủ pháp "thác" và "mạt". Nhóm nhỏ trong thủ pháp này gọi là kỹ thuật song âm (một lúc phát ra 2 âm so với đơn âm sẽ khó hơn chút). Song âm chủ yếu là ngón trỏ và ngón cái cùng tạo thành nhóm nhỏ, khi diễn tấu cần chính xác ngón trỏ và ngón cái, chứ không phải đồng thời dùng lực bốc dây và lướt dây. Dễ chạm vào dây khác âm thanh ta cần không phải là âm thanh song âm chuẩn nên trước tiên phải tìm đúng dây thật chuẩn xác, 2 ngón tay đặt vào dây đàn. Sau đó nhẹ nhàng, 2 ngón phân biệt gảy dây đàn và gảy dây đồng thời nhẹ nhàng thì âm song thanh đồng thời phát ra.Trong thực hiện thủ pháp nhóm nhỏ và nhóm lớn cần chú ý:

1. Chính diện tiếp xúc dây. Trong thực hiện thủ pháp, lưu ý 2 ngón tay. Một ngón tay rất dễ dàng tiếp xúc trực tiếp dây đàn, hai ngón tay và lại có thêm ngón cái có thể rất khó để thực hiện. Để thực hiện tốt, cần điều chỉnh góc độ thích hợp để cả hai ngón đều chính diện tiếp xúc dây đàn. 2 ngón tay phân biệt trên dây đàn, cẩn thận điều chỉnh góc độ để móng giả tiếp xúc chính diện dây đàn.2. Khi thực hiện các thủ pháp "thác", "mạt" và câu thì vận dụng đốt ngón tay (chứ không phải là nắm tay hay cánh tay) hoàn toàn không vượt ra phạm vi nắm tay, nếu vượt qua phạm vi là cử động quá lớn vì cử động như vậy thì tốc độ càng chậm nên động tác sẽ không rõ ràng. Cần ghi nhớ cách vận dụng đốt ngón tay và điều chỉnh với trạng thái thả lỏng.

Thủ pháp nhóm lớn

Đây là sự kết hợp giữa thủ pháp "câu" và thác cùng lúc, tức là dùng cả ngón cái và ngón giữa khi diễn tấu. Nó là sự hình thành từ tổ hợp của 2 âm trên và dưới, âm Sol (5) trầm hơn phía dưới là dùng ngón giữa (thủ pháp "câu") diễn tấu. Khi thị xướng và hát giai điệu của âm phía trên.

Nhóm lớn có 2 cách diễn tấu, gồm "giáp" và "đề" (ngón cái và ngón giữa cùng lúc gảy 2 âm cách nhau 1 quãng 8. Đầu tiên đặt dây,tay phải duy trì thủ hình nửa nắm tay và cổ tay đặt nằm ngang, cánh tay mở ra. Dồn sức từ vai xuống cánh tay, ngón cái đặt trên trung âm 5 (nốt Sol), ngón giữa đặt trên trầm âm 5 và các ngón tay còn lại buông xuống tự nhiên. Tay trái đặt trên dây đàn phía trái trung âm 5, duy trì thủ hình nửa nắm tay. Khi đặt dây cần chú ý những điều sau:

1. Khi ngón cái và ngón giữa gảy dây, cố gắng đặt móng tay vuông góc với dây đàn và duy trì thủ hình nửa nắm tay.

2. Khi ngón cái và ngón giữa đặt dây, các ngón khác phải thả lỏng, không được vểnh lên. Chú ý cổ tay phải đặt nằm ngang, không được co lại.

3. Tay trái đặt trên dây đàn bên trái trung âm phải duy trì thủ hình nửa nắm tay.

Sau khi ngón giữa và ngón cái đặt dây xong, hai ngón này đồng thời hướng lòng bàn tay gảy dây. Kiến nghị các bạn trước khi luyện tập, hãy luyện tập động tác túm đồ vật. Để lĩnh hội mấu chốt và cách thức ngón tay phát lực, khi diễn tấu cần chú ý:

1. Ngón cái và ngón giữa phải gảy cùng lúc, không được phát âm lệch nhau.

2. Chú ý phương hướng gảy của ngón cái và ngón trỏ, gảy kiểu "đề" theo hướng lòng bàn tay.

3. Khi diễn tấu, 2 ngón tay phải phát lực bằng nhau và tập trung lực vào đầu ngón tay. Không được nghiêng lệch về ngón nào.

4. Sau khi ngón cái và ngón giữa gảy xong, thủ hình phải thả lỏng tự nhiên, tránh móng giả của 2 ngón va vào nhau gây phát sinh tạp âm.

Tổ hợp Thác và Mạt

Tổ hợp này được diễn tấu bằng ngón trỏ và ngón cái. Đặt dây và tay phải duy trì thủ hình nửa nắm tay, đặt ngón trỏ lên trung âm Rê (dây thứ 2) trong khi các ngón tay khác buông xuống tự nhiên. Tay trái duy trì thủ hình nửa nắm tay, đặt trên dây đàn bên trái trung âm Sol (5). Trên cơ sở đặt dây chính xác thì ngón trỏ gảy trước, sau khi gảy xong thì ngón cái phải ở trên trung âm 5. Tiến hành áp dụng thủ pháp Thác kiểu Đề. Khi diễn tấu cần chú ý:

1. Khi diễn tấu hai âm, lực độ phải đều đặn2. Duy trì tính độc lập của ngón cái và ngón trỏ, tránh để thủ hình bị cứng hoặc biến dạng.3. Khi diễn tấu, cánh tay phải duy trì ổn định và không được nhảy nhót lên xuống.4. Rung âm của tay trái phải đều đặn, giá trị thời gian phải chuẩn xác.

Tổ hợp Câu - Thác - Mạt -Thác

Tổ hợp này được diễn tấu bằng ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ theo thủ pháp Thác, Mạt và Câu tuần tự theo quy trình "Câu - Thác - Mạt -Thác" mà diễn tấu ra 4 âm. Khi diễn tấu cần chú ý:

1. Giai đoạn mới học có thể chơi kiểu dán dây với tốc độ chậm chút. Sau khi ngón cái gảy xong, ngón cái đến vị trí đặt dây. Kế đến ngón giữa gảy xong, ngón trỏ đến vị trí đặt dây. Cuối cùng ngón trỏ gảy xong, ngón cái đến vị trí đặt dây làm cho các âm nối tiếp tự nhiên. Trên cơ sở luyện tập thành thạo mới luyện tập kiểu rời dây với tốc độ nhanh dần.2. Khi diễn tấu cần duy trì thủ hình nửa nắm tay, giữ toàn bộ thủ hình bình ổn, Không được nhảy nhót lên xuống.3. Lực độ phân chia cho 4 âm phải đều nhau, không được âm nặng âm nhẹ.

Thủ pháp Câu - Thác - Mạt - Thác là một kỹ thuật vô cùng quan trọng trong diễn tấu đàn sắt và cổ tranh Trung Quốc cũng như đàn tranh Việt Nam. Khi luyện tập phải tiến hành luyện tập nhiều lần, trên các dây 5 5# 2 và 5#. Sau khi cơ bản nắm được cách chơi, tiếp tục tiến hành luyện tập đi dây căn cứ vào mức độ thành thục của luyện tập có thể mở rộng từ từ khu âm gảy (ví dụ như khu âm trầm và khu bội âm trầm). Thủ pháp tổ hợp này được coi làm nhạc đệm cho hát hay cho các nhạc cụ khác diễn tấu chung thành một bản hoà tấu hoàn chỉnh, khi diễn tấu có thể dùng thị phạm tay phải hoặc tay trái đều được. Khi diễn tấu cần chú ý:

1. Gảy bằng lực của ngón tay, không quá dựa vào lực của cánh tay và vai, Tránh tình trạng diễn tấu căng thẳng.2. Khi diễn tấu phải duy trì sự bình ổn, thả lỏng của mặt bàn tay. Ngón tay không được lật lung tung.

Nhấn âm 4 và 7

Nhấn âm 4 (nốt Fa): Tay phải và tay trái phân biệt đặt trên trung âm 3 (nốt Mi), duy trì thủ hình đặt dây chính xác. Tay trái nhấn trung âm 3 lên nửa cung thành cao độ của 4, sau đó tay phải tiếp tục gảy trung âm 3. Khi luyện tập nhấn âm 4, cần chú ý:

1. Tay trái nhấn dây phải dứt khoát, chính xác. Duy trì độ ổn định của âm nhấn, lực nhấn dây của tay trái càng nhỏ thì cao âm của tay phải sẽ càng thấp. Ngược lại, lực nhấn dây của tay trái càng lớn thì cao âm của tay phải sẽ càng cao. Vì vậy, khi luyện tập nhấn âm, cần khống chế tốt lực nhấn âm của tay trái; đòi hỏi khi luyện tập phải nghe nhiều và mô phỏng nhiều.

2. Sau khi tay phải gảy dây xong, tay trái giữ vững nhưng đừng thả ra ngay lập tức hoặc là đợi khi tay phải chơi âm tiếp theo thì mới thả ra một cách nhanh chóng để tránh xuất hiện hoạt âm.

3. Thông thường, nếu như thời gian cho phép thì tay trái có thể từ từ nhấn dây trước; ví dụ như diễn tấu 4,3 (Fa và Mi). Nếu như không có thời gian, tay trái nhấn dây và tay phải diễn tấu gần như phải tiến hành đồng thời. Động tác của tay trái phải dứt khoát, nhanh chóng vào vị trí.

Nhấn âm 7 (nốt Si): giống với cách nhấn âm 4. Tay phải và tay trái phân biệt đặt trên trung âm 6 (nốt La), duy trì thủ hình đặt dây chính xác. Tay trái nhấn trung âm 6 lên 2 cung thành cao độ của 7, sau đó tay phải tiếp tục gảy trung âm 6. Lực nhấn đến 7 phải lớn hơn 4 một chút.

Phân giải hợp âm và bà âm

Hợp âm là từ 3 âm trở lên sắp xếp theo quan hệ quãng âm nhất định (ví dụ Đô - Mi - Sol, Sol - Rê - Sol, Sol - Đô - Rê - Sol), mỗi 1 âm trong quá trình hợp âm phải dựa theo trước sau và tiết tấu nhất định. Lấy hợp âm Sol - Đô - Rê - Sol làm ví dụ, đặt dây và tay phải dựa theo ngón áp út. Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa phân biệt đặt trên các dây Sol - Đô - Rê - Sol. Khi diẽn tấu cần chú ý:

1. Đối với người mới học hay nhỏ tuổi, có thể dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa tiến hành luyện tập trước. Sau khi thành thạo mới dùng thêm ngón áp dụng để tập luyện.

2. Khi mới luyện tập đặt dây, áp dụng theo thứ tự lần lượt từ ngón áp út tới ngón cái. Yêu cầu 4 ngón tay áp dụng cách đặt dây đồng thời. Khi đặt dây yêu cầu nhô ra, duy trì nguyên dạng thủ hình để đầu ngón tay ôm lấy dây đoàn, trânh tình trạng ngón tay méo mó hay cứng ngắc.

3. Khi 4 ngón đặt dây đừng đặt quá sâu, mỗi ngón đều sử dụng đầu ngón tay tiếp xúc dây.

Sau khi đặt dây xong, tay phải bắt đầu diễn tấu từ ngón áp út từ âm cao đến âm thấp và diễn tấu lần lượt theo hướng lòng bàn tay, sau khi gảy xong thì thu về lòng bàn tay một cách tự nhiên. Khi diễn tấu cần chú ý:

1. Tiếp xúc dây bằng mặt chính diện của móng giả, tránh xuất hiện tạp âm từ mặt bên móng giả.

2. Chú ý tính độc lập của mỗi ngón tay. Sau khi gảy dây từng âm, ngón tay lập tức trở về thủ hình nửa nắm tay. Không được co quắp vào lòng bàn tay.

3. Các ngón tay trong khi chơi cần chú ý sự cân bằng của lực độ, sự thống nhất của âm sắc. Không được theo kiểu âm thì mạnh, âm thì yếu.

4. Khi chơi phân giải hợp âm trong vòng quãng 8 (bát độ), ngón tay có thể đặt dây trước một cách có chuẩn bị. Còn phân giải hợp âm quá quãng 8 có thể áp dụng cách chơi rời dây.

Bà âm (tiếng Trung: 琶音; bính âm: páyín) là đem các âm trong hợp âm theo thứ tự từ thấp đến cao diễn tấu theo tốc độ trung bình nhanh. Khi diễn tấu chú ý sự khác biệt và liên hệ giữa Phân giải hợp âm và Bà âm. Hai thủ pháp này giống nhau về mặt thủ hình và cách chơi. Điểm khác biệt nằm ở: Phân giải hợp âm phải diễn tấu chính xác dựa theo tiết tấu quy định mà bà âm về tốc độ hơi nhanh chút. Diễn tấu Bà âm cần phải dựa trên cơ sở thành thạo diễn tấu phân giải hợp âm mới tiến hành tập luyện. Diễn tấu của Bà âm khá tự do có thể là tiết tấu hợp quy tắc, cũng có thể căn cứ vào sự cần thiết của nhạc khúc mà biến hóa và diễn tấu theo hai kiểu thị phạm tay trái (bên trái đàn) hay tay phải (bên phải đàn) hoặc diễn tấu 2 tay.

Kĩ thuật vê ngón

Đây là kĩ thuật quan trọng trong diễn tấu đàn sắt, cổ tranh Trung Quốc và đàn tranh Việt Nam. Nó lợi dụng dao động của cánh tay và cổ tay Khiến cho các đơn âm rời rạc liên kết thành 1 tuyến trở thành trường âm liên tục không ngừng khiến cho tiếng nhạc kéo dài thể hiện tác dụng ca xướng của âm nhạc. Vê trong âm nhạc có năng lực biểu hiện phong phú. Nó có thể thông qua các biến hoá về lực độ, tốc độ, âm sắc, tiết tấu,... biểu hiện ra các loại tình cảm âm nhạc khác nhau.

Thủ pháp vê chia làm: vê ngón cái, vê ngón trỏ, vê ngón giữa và vê ngón áp út. Trong đó vê ngón cái là thường gặp nhất. Nó lại chia làm 2 trường hợp: có điểm tựa & không điểm tựa. Đặt dây, mặt bên trái của bụng ngón trỏ tay phải nhẹ nhàng đặt ở chỗ cuốn băng dính của móng giả ngón cái. Ngón giữa, ngón áp út cong vào tự nhiên. Ngón út chống xuống bên phải Tiền nhạc sơn (bên phải đàn), cổ tay hơi ép xuống tiếp cận hộp điều âm (chỉ có ở cổ tranh). Mặt chính diện của móng giả ngón cái tiếp xúc dây. Khi luyện tập đặt dây cần chú ý:

1. Khi mới học, luyện động tác ngón út chống đỡ, rời dây chuyển động cổ tay trước.2. Mấu chốt để vê tốt chính là nằm ở đặt dây và thủ hình. Khi ngón trỏ giữ móng giả ngón cái, đốt ngón tay của ngón cái phải chống đỡ; không được sụp xuống hay biến dạng. Tác dụng của ngón trỏ là khống chế và cố định móng giả của ngón cái. Lực giữ của ngón trỏ nên vừa phải, nếu như ngón trỏ dùng lực quá nhiều sẽ khiến cổ tay cứng đơ hoặc thủ hình biến dạng. Từ đó mà ảnh hưởng đến sự phát lực của ngón tay. Còn quá thả lỏng, sẽ khiến móng giả ngón cái lắc lư trước sau, thanh âm yếu ớt, đồng thời thiếu tính rõ nét.3. Ngón giữa, ngón áp út hơi nâng lên, tránh lúc đang vê, móng giả của 2 ngón này chạm vào dây đàn mà sản sinh tạp âm.4. Ngón út khi chống đỡ cần duy trì ổn định, nhưng đừng dùng lực quá nhiều.

Vê bao hàm 2 động tác diễn tấu ngược nhau là “Tỳ” (琵) và “Thác”. Ngón cái đặt dây trên trung âm Sol (5) cách Tiền nhạc sơn khoảng 2 cm, tiếp xúc dây sẵn sàng. Cổ tay kéo ngón cái hướng về phía cơ thể diễn tấu hoàn thành động tác của “Tỳ”. Sau khi gảy xong, cổ tay dựa theo quán tính kéo ngón tay hướng về phía trước cơ thể diễn tấu hoàn thành động tác của “Thác”; khi tổ hợp thủ pháp "Tỳ" và "Thác" dao động qua lại một cách nhanh chóng sẽ trở thành kỹ thuật vê. Khi diễn tấu vê ngón, cần chú ý:

1. Khi diễn tấu, phải duy trì thủ hình đặt dây không thay đổi, dựa vào lực chuyển động của cổ tay kéo ngón cái diễn tấu; cần phải nhớ ngón cái không được chủ động phản lực, biên độ chuyển động của cổ tay không được quá lớn.2. Ngón út làm điểm chống đỡ dựa vào bên phải Tiền nhạc sơn, dùng để ổn định vận động của cổ tay. Trong quá trình diễn tấu không được dao động qua lại.

Luyện vê quãng ngắn có lợi trong việc huấn luyện lực khống chế và cảm giác rõ nét trong liền mạch của vê.

Dùng vĩ kéo và que gõ

Đàn yết tranh Trung Quốc với cung vĩ đang kéo từ trên xuốngĐàn ajaeng - đàn tranh sử dụng vĩ kéo của Triều TiênMột nam nhạc công Hàn Quốc đang kéo đàn tranh ajaeng

- Dùng vĩ kéo (chỉ có ở yết tranh Trung Quốc; geomungo 3 dây, ajaeng Triều Tiên và yatga Mông Cổ): đặt đàn lên giá đỡ. Riêng với văn chẩm cầm (đàn tranh kéo 9 dây) phải để dọc đàn khi kéo.

Kỹ thuật tay phải chủ yếu là sử dụng cung vĩ, cung vĩ ở yết tranh khác với cung vĩ đàn nhị nhưng nó có tầm quan trọng đặc biệt: điều khiển khéo léo sẽ làm cho tiếng đàn mềm mại, ngọt ngào hoặc khoẻ mạnh, chắc chắn. Hướng chuyển động của cung vĩ là đẩy từ trên xuống dưới và kéo lên từng dây đàn. Cung vĩ của yết tranh thuộc dạng cung rời như cung của violin hay cello chứ không như cung vĩ mắc liền với dây đàn nhị.

Kỹ thuật tay trái: nhấn và tì nhẹ dây đàn. Các âm tiến hành trong một đường cung vĩ như đánh miết vĩ, nhấn từng âm và các âm vẫn luyến với nhau. Biểu hiện trạng thái đấu tranh gay gắt, có thể diễn tả sự say đắm, nặng nề. Nhịp độ bản nhạc thường là vừa và chậm. Riêng văn chẩm cầm lại kéo giống đàn nhị từ phải sang trái, có điều là kéo từng dây ở tay trái và nhấn tì dây ở tay phải. Âm thanh đàn tranh ajaeng của Hàn Quốc cũng như Bắc Tiều Tiên có phần não nùng như tiếng rầu rĩ bi thương, tiếng đàn gần thống với nhạc đệm của đàn đáy Việt Nam trong ca trù. Yết tranh Trung Quốc và Ajaeng Triều Tiên có thể vừa gảy vừa kéo trong khi diễn tấu.

- Gõ (chỉ có ở đàn trúc và ngưu cân cầm Trung Quốc; đôi khi cũng dùng cho yatga Mông Cổ): tay phải cầm một que tre gõ lên từng dây đàn. Tay trái nhấn và tì dây. Người chơi cần nắm bắt được cách gõ que đàn sao cho rơi đúng điểm (cách cầu ngựa khoảng 1,5 cm – 2 cm, bụng ở đầu que gảy được rơi ở chính giữa) kết hợp hài hoa giữa cổ tay và ngón tay. Khi bật đầu que nên bật đến độ cao khoảng 45 độ so với mặt đàn.

Mông Cổ

Một đầu của yatga được đặt trên đầu gối của người biểu diễn, đầu còn lại sẽ ở trên sàn hoặc sẽ được đặt trên một giá đỡ. Một số người biểu diễn thích đặt yatga trên hai khán đài. Nhạc cụ sẽ được đặt ở vị trí mà các dây cao hơn ở bên phải và phía trước, và tất cả các dây sẽ chỉ được gảy ở phía bên phải của cầu đàn.

Cao độ của một dây cũng có thể được thay đổi bằng cách di chuyển các cầu đàn. Do thiếu hai ghi chú, nên có một khoảng trống giữa các cầu của dây E và G và cũng có khoảng trống giữa các dây A và C.

Yatga được điều chỉnh bởi các cơ chế ẩn bên phải của yatga. Sau khi điều chỉnh cơ bản, nhạc cụ được tinh chỉnh bằng cách di chuyển các nhạn đàn sang hai bên. Người chơi có thể thay đổi cao độ hoặc một nốt bằng một nửa âm trở lên khi nhấn xuống dây bên trái của cầu đàn.

Bên cạnh các bản nhạc theo phong cách phương tây, một ký hiệu dựa trên số được sử dụng ở Trung Quốc và các quốc gia khác. Dây nốt cao nhất nhận được số 1 và sau đây được đánh số theo thứ tự tăng dần. Giai điệu của dây 1 phải là D hoặc Re nếu sử dụng lược đồ CDEGA. Lối chơi yatga ảnh hưởng mạnh từ đàn sắt và cổ tranh Trung Quốc. Đa phần nhạc công Mông Cổ diễn tấu yatga không hề dùng móng giả khi gảy.

Thông thường các dây màu xanh lá cây là ghi chú A. Cũng có thể điều chỉnh yatga trong 7 nốt trên mỗi quãng tám, hoặc 7 nốt và 3 nốt nửa (thang độ diatonic).Nhiều khi yatga cũng được nhạc công dùng cây vĩ (giống cây vĩ của đàn violin) để kéo vào dây hoặc búng mạnh cây vĩ lên dây để âm thanh yatga có phần sinh động.<ref>“Nhạc công trình diễn đàn yatga”. </rep>

Nhật Bản

Đa phần người Nhật chơi đàn koto trong tư thế quỳ gối

Người chơi đàn đeo móng đàn (móng gảy) vào ba ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải để gảy đàn. Tùy từng phái mà hình dáng của móng gảy có thể là tròn hay vuông, độ lớn bé cũng khác. Như phái Ikuta thì dùng móng gảy to hình vuông, còn phái Yamada thì dùng móng gảy tròn hoặc đầu tròn. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, móng gảy có xu hướng mỏng đi. Nuôi móng tay dài có thể chơi koto mà không cần đeo móng đàn. Hoặc có thể chơi bằng phần đầu bụng của ngón tay để chơi.

Ngồi xuống và mở đầu gối của bạn với chiều rộng của thắt lưng của bạn.Tạo khoảng trống với kích thước một vài nắm tay giữa hai đầu gối của bạn.

Thẳng lên xương hông và cột sống của bạn, và hỗ trợ với bụng của bạn.Thư giãn cơ thể và vai trên của bạn.Ngồi xuống chính xác đầu tiên là vô cùng quan trọng.

Hãy ngồi xuống định vị 45 độ cho koto.Một vị trí mà xương sống của bạn đi trên đường mở rộng từ rìa (ryukaku).Đây là vị trí phù hợp bạn ngồi xuống.Tiếp theo vươn tay qua koto một cách tự nhiên; lưu ý không vặn eo, không duỗi khuỷu tay.Và giữ vai của bạn theo chiều ngang.

Khum bàn tay phải của bạn trong một vòng tròn và đặt bàn tay trái của bạn trên các dây đàn với các ngón tay với nhau.Khi bạn chơi một dây đàn xa bạn,không cúi đầu, nhưng uốn cong phần trên của cơ thể từ thắt lưng cho đến khi bàn tay của bạn đạt đến chuỗi tự nhiên.Ngồi thẳng và nâng đỡ phần thân trên của bạnvới bụng và đùi của bạn.Khi bạn nhìn vào một cuốn sách âm nhạc, hãy chắc chắn nơi bạn đặt một giá đỡ sách dạy nhạc.Nếu bạn đặt chân đứng bên phải, cổ của bạn trở thành tư thế cong vẹo.Giữ đúng vị trí của bạn, thẳng mặt,Đặt tư thế đứng thẳng từ cái nhìn của bạn.

Móng đàn koto đeo trong ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa của bạn.

Cong tay nhẹ nhàng theo vòng tròn. Đừng căng thẳng và làm cho nó dễ dàng.Nhấn và tỳ dây đàn xuống mặt đàn có cạnh chính xác, sau đó bạn sẽ tạo ra âm thanh tuyệt vời.Âm sắc koto và độ dày của âm phụ thuộc vào kỹ thuật chơi.

Khi bắt đầu học, bạn chơi koto chủ yếu bằng ngón tay cái của bạn. Trước khi bắt đầu chơi Koto, bạn phải lên dây cho đàn. Để bắt đầu, 13 ngựa đàn (gọi là Ji) được đặt dưới từng dây đàn, sau đó người ta điều chỉnh chúng cho tới khi các dây đạt được chính xác những âm cơ bản. Cách chỉnh âm cơ bản phổ biến nhất của Koto là: mỗi dây có một tên riêng, bắt đầu từ dây trầm nhất, Ichi (1), Ni (2), San (3), Shi (4), Go (5), Roku (6), Shichi (7), Hachi (8), Ku (9), Jyu (10), To (11), I (12), Kin (13). Năm dây tương đương với một quãng tám. Các # hơi trầm hơn hệ âm của phương Tây.

Nhẹ nhàng khum bàn tay của bạn trong một vòng tròn và đặt các ngón tay của bạn trên một dây với nhau.Đặt ngón tay thứ ba và nhỏ của bạn vào một dây và hỗ trợ nó.

Cách chơi với ngón trỏ và ngón giữa của bạn: Khi bạn chơi với ngón trỏ và ngón giữa,khum chúng vào trong (bên trái của koto).Chơi bằng tay trái: Khi bạn thực hành kỹ năng oshide (để căng dây bằng tay trái để điều chỉnh hoặc thay đổi âm thanh),ngón tay trái của bạn có thể bị đau.

Triều Tiên và Hàn Quốc

Gayageum

Diễn tấu đàn tranh Gayageum 25 dây

Theo truyền thống, gayageum được chơi khi ngồi trên sàn với hai chân bắt chéo, đầu của nhạc cụ nằm trên đầu gối phải và đuôi đàn nằm trên sàn.Khi được chơi trong khi ngồi trên ghế hoặc ghế đẩu, đuôi đàn thường được đặt trên giá đỡ đặc biệt, tương tự như ngồi ghế. Đối với gayageum hiện đại, họ có thể được đặt trên một giá đỡ đặc biệt với người chơi ngồi trên một chiếc ghế phía sau đàn. Người Bắc Triều Tiên thường chơi trong khi ngồi trên ghế nhưng họ không sử dụng giá đỡ ở đầu đuôi. Thay vào đó, gayageum có đôi chân có thể tháo rời được cố định vào cuối để nâng đuôi đủ cao.

Gayageum được chơi bằng cả tay phải và tay trái. Tay phải gảy và búng dây gần cầu đàn của gayageum trong khi tay trái nhấn và tì dây xuống ở phía bên trái của con nhạn để nâng cao độ của đàn. Gayageum không dùng móng gẩy mà dùng phần đầu bụng ngón tay để gẩy. Ngày nay, chỉ có loại gayageum 25 dây có thể dùng kỹ thuật vê ngón trên dây đàn nhưng không cần dùng móng đàn, đòi hỏi nghệ sĩ cần nuôi móng tay dài mới có kỹ thuật vê ngón.

Kéo ngón tay của bạn về phía cơ thể của bạn hoặc đẩy ra khỏi nó trong khi cổ tay của bạn được nâng lên. Tay trái được sử dụng để gảy các dây theo trình tự, hoặc nó chỉ đơn giản là theo dây chỉ được chơi bởi tay phải. Các ngón đàn chơi gayageum gồm ngón búng, ngón gẩy, ngón nhấn, lướt dây và ngón giật.

Khi chơi gayageum, tay phải luôn nằm trên mặt đàn bên cạnh hyeonchim (thành đàn). Tay phải giả định vị trí ký hiệu OK. Ngón cái chưa thực sự chạm vào dây, nhưng việc gảy được thực hiện bằng ngón trỏ. Các ngón còn lại luôn nằm trên dây phía trên ngón trỏ. Sau khi gảy, bàn tay mở ra với lòng bàn tay hướng lên. Làm như vậy sẽ kéo dài âm thanh và cho phép nó cộng hưởng. Ngoài ra còn có một kỹ thuật khác là ngón búng, nhưng đó là dành cho người chơi thuần thục. Trong ngón búng, mặt trước của ngón trỏ được sử dụng để chơi dây, người học thuần thục cũng sẽ học cách sử dụng các ngón tay khác ngoài chỉ số để chơi gayageum.

Tay trái được sử dụng để tạm thời thay đổi cường độ của dây khi cần. Chỉ số bên trái và ngón giữa là một ngón trỏ đến không gian ngón tay cái cách xa phía bên trái của con nhạn mọi lúc khi chơi gayageum. Khi cần, chỉ số bên trái và ngón giữa nhấn dây xuống trong khi dây được gảy bằng tay phải. Để chơi ngón rung, tỳ dây xuống bằng tay trái nhiều lần trong khi âm thanh vẫn vang. Để tạo tiếng nhấn luyến, tay phải gảy dây còn tay trái túm dây giật nhẹ lên.

Các dây được đặt theo thứ tự điều chỉnh sau đây từ cao nhất, xa nhất, từ ​​người chơi đến cao nhất, dây gần nhất với người chơi đàn.

Geomungo

Đàn tranh geomungo chơi trong tư thế gảy chồng âm bằng que

Geomungo thường được chơi trong khi ngồi trên sàn nhà. Các dây đàn được gảy bằng một que tre ngắn gọi là suldae, được giữ giữa ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải, trong khi tay trái ấn vào dây bằng cách búng và tì dây để tạo ra nhiều nốt khác nhau. Kỹ thuật của đàn tranh geomungo gồm gảy que, đánh chồng âm và tay trái nhấn luyến dây. Điều chỉnh điển hình nhất của dây mở cho âm nhạc truyền thống Hàn Quốc là D # / Eb, G # / Ab, C, A # / Bb, A # / Bb và A # / Bb một quãng tám thấp hơn âm trung tâm. Nhạc cụ được chơi trong âm nhạc cung đình truyền thống của Hàn Quốc và phong cách dân gian của sanjo và sinawi. Cách chơi gồm:

Ngón nhấn: (nhấn bằng gân tay: nhấn và miết dây đàn cho chùng lại bằng tay trái) ngón nhấn tạo cho hai âm nối liền nhau và sẽ trở thành âm luyến lặp lại nhiều lần, nghe mềm mại hơn.

Gảy que: Tay phải cầm que búng lên dây đàn tuỳ vào lực độ vừa hay mạnh trong khi tay trái thao tác ngón nhấn. Tuỳ theo từng nhạc khúc mà khi nhấn nhạc công sẽ nhấn 1 dây hay túm 2 dây trong khi vẫn gảy 1 dây. Nhấn dây bằng tay trái giữa khoảng cách của dây đàn và các phím

Đánh chồng âm: Dùng que gảy gảy liền hai dây với lực mạnh bằng tay phải.

Do âm thanh gõ đặc trưng và kỹ thuật chơi mạnh mẽ của nó, nó được cho là một nhạc cụ trầm hơn so với đàn tranh gayageum 12 dây hoặc 25 dây; tuy nhiên, được chơi bởi cả người biểu diễn nam và nữ.

Geomungo có một loạt các bài hát có thể chơi được và cũng có một loạt các giai điệu lớn.